Việc làm sạch và chải lông cho chó hàng ngày giúp hệ thống máu tuần hoàn tốt, loại bỏ lông rụng, tạo cơ hội cho lông mới phát triển, giúp chó bớt nóng nảy, tránh khỏi những mảng lông bám da bị trầy vì bị thương tích, giúp chó sạch sẽ... Và, điều này cũng gián tiếp giữ gìn sức khỏe cho người nuôi.
Chó cần được tắm bằng xà bông dùng riêng phù hợp với loại lông, nhưng lưu ý tránh loại sữa tắm gây dị ứng. Với chó thường chạy chơi bên ngoài, cần dùng dầu tắm có tính bảo vệ tránh bọ chét. Để tắm cho chó, nên dùng nước ấm giội ướt toàn thân, xoa xà bông lên toàn bộ thân, dùng bàn chải chải chân và vuốt dọc thân chó. Sau đó xả nước sạch rồi dùng khăn lau khô, dùng bàn chải chải lông theo chiều xuôi. Những nhúm lông rụng kèm da cần được lấy ra khỏi cơ thể chó vì đây chính là môi trường để những vật ký sinh lẩn trốn. Nếu chó bị trầy xước, nó có xu hướng tự làm trầy da nhiều hơn, làm nghiêm trọng thêm vết thương. Cần phải giúp chó thoải mái tránh khó chịu về những vết đau này.
Với những chú chó có lông dài. Nếu không thể lấy những mảng lông tróc bằng bàn chải, thì nên dùng kéo cắt cẩn thận. Tránh làm xước thêm da của chúng.
Khi chó bị bọ cắn, da chó dễ bị nhiễm trùng, chó dễ bị mẩn ngứa, xước da. Da chó khá nhạy cảm và mỏng nên cần những sản phẩm chăm sóc đặc biệt. Sau khi tắm cho chó, cũng nên dùng loại phấn dưỡng cho lông và da chó. Bên cạnh cần dùng loại thuốc chống ký sinh phun lên lông chó và dọn dẹp chỗ ở của chó. Muốn lông chó đẹp hơn, nên dùng loại dầu mátxa tự nhiên cho lông của chúng.
Rận: thường bám vào da chó khiến da chúng bị tấy đỏ và ngứa ngáy khó chịu, trứng rận thường thấy ở phần lông chó còn những con rận trưởng thành thường bám vào da chó. Dùng loại phấn tẩy rận có bán trên thị trường và kèm loại thuốc phun chống rận. Để diệt được loại ký sinh này thường mất vài tuần.
Rệp, ve chó: thường bám vào đầu hoặc phần da phía dưới bụng chó, gây ngứa ngáy hoặc gây bệnh. Loại này cũng thường thấy ở kẽ ngón chân và vành tai của những động vật nuôi trong nhà. Nên chấm dầu hoặc rượu vào lưng của bọ rồi đợi chúng tự rời khỏi da của chó. Nếu dùng nhíp để gắp bọ ra, cần đảm bảo đã gắp toàn bộ con ve, đừng để đầu bị đứt của nó còn lại trong da chó.
Nhiều người cũng mới chỉ quan tâm đến bề ngoài da và lông mà ít để ý đến những bệnh bên trong ảnh hưởng trực tiếp đến da và lông như bệnh gan, tuyến thận, tuyến giáp và những thức ăn đặc biệt tốt cho da và lông của chúng. Cần nhờ tư vấn của bác sĩ thú y để chăm sóc chó cho phù hợp.
Chú ý chăm sóc bộ lông
Chó rụng lông có nhiều lý do: một là do sinh lý lông già rụng để lớp mới thay thế; hai là do bệnh dịch nội tiết hoặc bị trầy xước da. Thông thường, những loại chó có lông dài, từ 4cm trở lên thường rụng lông hai năm một lần. Chú ý với loại chó này cần được chải và tắm thường xuyên. Những loại chó có lông ngắn hơn, từ 1 – 4cm, thì có thể rụng lông quanh năm, loại này càng được chăm sóc lông kỹ hơn và thường xuyên hơn. Nhiều loại chó khi rụng lông thường tự loại những lông rụng ra khỏi cơ thể, nhưng cũng có loại cần phải chải mới hết lông rụng.Chó cần được tắm bằng xà bông dùng riêng phù hợp với loại lông, nhưng lưu ý tránh loại sữa tắm gây dị ứng. Với chó thường chạy chơi bên ngoài, cần dùng dầu tắm có tính bảo vệ tránh bọ chét. Để tắm cho chó, nên dùng nước ấm giội ướt toàn thân, xoa xà bông lên toàn bộ thân, dùng bàn chải chải chân và vuốt dọc thân chó. Sau đó xả nước sạch rồi dùng khăn lau khô, dùng bàn chải chải lông theo chiều xuôi. Những nhúm lông rụng kèm da cần được lấy ra khỏi cơ thể chó vì đây chính là môi trường để những vật ký sinh lẩn trốn. Nếu chó bị trầy xước, nó có xu hướng tự làm trầy da nhiều hơn, làm nghiêm trọng thêm vết thương. Cần phải giúp chó thoải mái tránh khó chịu về những vết đau này.
Với những chú chó có lông dài. Nếu không thể lấy những mảng lông tróc bằng bàn chải, thì nên dùng kéo cắt cẩn thận. Tránh làm xước thêm da của chúng.
Khi chó bị bọ cắn, da chó dễ bị nhiễm trùng, chó dễ bị mẩn ngứa, xước da. Da chó khá nhạy cảm và mỏng nên cần những sản phẩm chăm sóc đặc biệt. Sau khi tắm cho chó, cũng nên dùng loại phấn dưỡng cho lông và da chó. Bên cạnh cần dùng loại thuốc chống ký sinh phun lên lông chó và dọn dẹp chỗ ở của chó. Muốn lông chó đẹp hơn, nên dùng loại dầu mátxa tự nhiên cho lông của chúng.
Diệt ký sinh trên chó
Bọ chét: loại ký sinh khá nhỏ, không có cánh. Loại này thường có nhiều ở chó sống trong khí hậu ẩm ướt. Triệu chứng thông thường nhất khi chó bị loại bọ này là xuất hiện những mẩn đỏ tại một số nơi nhất định của cơ thể chó. Để tránh bọ chét, cần để chó sống ở nơi sạch sẽ và dùng loại thuốc diệt bọ chét có trên thị trường phun cho chó.Rận: thường bám vào da chó khiến da chúng bị tấy đỏ và ngứa ngáy khó chịu, trứng rận thường thấy ở phần lông chó còn những con rận trưởng thành thường bám vào da chó. Dùng loại phấn tẩy rận có bán trên thị trường và kèm loại thuốc phun chống rận. Để diệt được loại ký sinh này thường mất vài tuần.
Rệp, ve chó: thường bám vào đầu hoặc phần da phía dưới bụng chó, gây ngứa ngáy hoặc gây bệnh. Loại này cũng thường thấy ở kẽ ngón chân và vành tai của những động vật nuôi trong nhà. Nên chấm dầu hoặc rượu vào lưng của bọ rồi đợi chúng tự rời khỏi da của chó. Nếu dùng nhíp để gắp bọ ra, cần đảm bảo đã gắp toàn bộ con ve, đừng để đầu bị đứt của nó còn lại trong da chó.
Nhiều người cũng mới chỉ quan tâm đến bề ngoài da và lông mà ít để ý đến những bệnh bên trong ảnh hưởng trực tiếp đến da và lông như bệnh gan, tuyến thận, tuyến giáp và những thức ăn đặc biệt tốt cho da và lông của chúng. Cần nhờ tư vấn của bác sĩ thú y để chăm sóc chó cho phù hợp.
Đăng nhận xét