Khoa tâm lý học cho rằng loài người chúng ta có 4 kiểu loại hình thần kinh cơ bản: Nóng nảy, linh hoạt, trầm tĩnh và ưu tư với những ưu điểm và hạn chế khác nhau. Do đó, nếu các nhà quản lý nhân sự có thể nắm vững và vận dụng tốt những đặc điểm riêng của mỗi loại hình thần kinh sẽ phát huy ưu điểm và giảm thiểu những hạn chế từ tính cách cá nhân của đội ngũ nhân sự của mình.


Tương tự thế, các nhà khoa học Hoa Kỳ cũng cho rằng các giống chó cũng có những tính cách cơ bản riêng và nếu chúng ta nắm bắt được, chúng ta sẽ dễ dàng chọn giống chó phù hợp nhất cho nhu cầu của mình.

Trong một nghiên cứu khoa học được thực hiện từ năm 1985, các nhà khoa học Hoa Kỳ đã tiến hành khảo sát 56 giống chó phổ biến nhất theo khác tiêu chí:
- Khả năng phản ứng: tính dễ bị kích động, các hành vi cơ bản, tật ưa cắn trẻ con, sủa quá mức cho phép, khả năng gây cảm tình.
- Bản tính gây hấn: bảo vệ lãnh thổ, sủa cảnh báo, ưa gây hấn với những chó khác và khuynh hướng muốn lấn lướt chủ.
- Khả năng huấn luyện: huấn luyện vâng lời, chống đột nhập ...

Theo kết quả nghiên cứu thu được, có thể chia các giống chó phổ biến nhất hiện nay thành 7 nhóm tính cách.
Việc cún của bạn có khôn hay không phụ thuộc rất nhiều vào bố mẹ của chúng. Vì vậy, để đánh giá lựa chọn cún con khi mua, bạn cần phải quan sát, nghiên cứu rất kỹ càng tính cách, đặc điểm của cả chó bố và mẹ.

Lựa chọn cún con bằng phương pháp test và quan sát:
Việc cún của bạn có khôn hay không phụ thuộc rất nhiều vào bố mẹ của chúng. Vì vậy, để đánh giá lựa chọn cún con khi mua, bạn cần phải quan sát, nghiên cứu rất kỹ càng tính cách, đặc điểm của cả chó bố và mẹ. Thậm chí, các quan sát và test đối với chó bố mẹ còn quan trọng hơn là đối với chính cún con. Chính vì vậy, nguyên tắc đầu tiên là bạn nên mua chó ở những nơi mà có thể xem được cả chó bố, mẹ.

Việc đầu tiên bạn cần làm khi đến xem là quan sát các phản ứng của chó bố mẹ. Phản ứng của chúng ra sao khi bạn vào nhà? Chó mẹ có hoảng sợ hay không? Có sủa không hay là cụp đuôi chạy chốn vào góc? Có định xông ra cắn bạn hay tấn công bạn bất thình lình? Có hướng vào bạn mà sủa liên tục hay là chạy đến liếm tay bạn? Hay là đơn giản nó chỉ nhìn vào bạn, tiến lại gần để ngửi thăm dò, sau đó đi ra chỗ khác nhưng vẫn tiếp tục theo dõi bạn bằng cặp mắt cảnh giác? Cụm phản xạ cuối cùng được coi là tuyệt vời nhất nếu bạn có ý định tậu một chú cún khôn để trông nhà, và cũng là thích hợp với tất cả các loại chó khác. Con chó thân thiện có thể trở thành chó trông nhà rất tốt và rất yêu quí trẻ. Việc nó không hoảng sợ trước khách lạ nói lên khả năng trông nhà rất tốt.

Nếu chó mẹ gầm gừ và cụp đuôi lẩn trốn vì hoảng sợ thì cún con không bao giờ có thể trở thành người trông nhà tốt. Có thể chó mẹ đã bị đánh đập hoặc đối xử không tử tế. Cũng cần phải kể đến một nguyên nhân khác làm chó mẹ có thể bị kích động là vì nó lo cho đàn con khi có người lạ vào nhà. Nó có thể hoảng sợ hoặc hung dữ, nhưng cũng có thể đơn giản chỉ vì nó muốn bảo vệ đàn con. Nếu như bạn không biết chắc việc kích động của chó mẹ vì lý do cuối cùng này thì cần phải tiến hành thêm một lần test khác, khi nó được tách riêng ra khỏi đàn con nhỏ.

Nếu chó mẹ thản nhiên nằm ỳ một góc, thậm chí chả buồn để ý đến sự xuất hiện của bạn thì chắc chắn là con của nó không thể thích hợp cho vai trò trông nhà. Tuy nhiên, cún loại này có thể trở thành người bạn tốt, hiền lành như đồ chơi cho tất cả mọi người.

Hãy để ý đến việc chó bố mẹ di chuyển khi lên xuống các bậc thang. Khi thực hiện các động tác này, chúng có thể bộc lộ các khiếm khuyết hoặc các bệnh về xương mà ta khó có thể phát hiện khi chúng chạy trên đất bằng.

Nếu như bạn cần chọn chó bảo vệ hoặc trông nhà, hãy đề nghị người chủ chó bố mẹ dẫn chúng ra ngoài đường, tháo bỏ xích cổ và lánh đi một chỗ khác. Đây là test kiểm tra về tính trách nhiệm. Con chó có để ý đến sự vắng mặt của chủ nhân hay không? Nó có chạy theo chủ không? Nó có đánh hơi, chạy vòng quanh, tè ra đánh dấu khu vực xung quanh, mắt vẫn dõi tìm chủ nhân? Nếu nó thực hiện cụm hành động cuối thì đúng là nó đã có đầy đủ các phẩm chất để trở thành con chó bảo vệ lý tưởng – đó là tính trách nhiệm. Nếu con chó không quan tâm đến việc tìm xem chủ đang ở đâu và tìm đường chuồn thẳng về nhà thì tốt hơn cả là bạn nên đi tìm mua cún ở nhà khác, không nên phí thêm thời gian ở nhà này.

Phép thử quan trọng nhất đối với chó bảo vệ là test tính dũng cảm. Bạn có thể đề nghị chủ nhân đi dạo cùng với chó bố hoặc mẹ (có dây xích). Bất thình lình, nhà chuyên gia về huấn luyện chó núp ở góc khuất nhảy xổ tới gây tiếng động ầm ỹ và khua tay chân làm các động tác đe dọa. Hãy quan sát các phản xạ của con chó. Nếu như nó nhảy sổ về phía sự đe dọa mặc dù trước đó vẫn sử sự thân thiện như bình thường thì đây chính là con chó sinh ra để trở thành người bảo vệ tuyệt vời nhất. Còn nếu như nó lại nhẩy lên và tìm cách liếm vào mặt người tấn công, thể hiện rằng nó muốn thân thiện thì bạn cần phải làm thêm một vài test nữa trước khi có lựa chọn chính thức. Ít nhất thì nó cũng không được hoảng sợ và bỏ chạy. Nếu chó bố mẹ hoảng sợ, bỏ chạy hoặc nấp vào sau lưng chủ thì đảm bảo rằng lũ cún con không bao giờ thích hợp với vai trò người bảo vệ cho bạn và cho gia đình bạn. Cần phải nói thêm rằng, test này cần được thực hiện với sự cộng tác của chuyên gia huấn luyện chó.

Những con chó dữ không thể trở thành chó bảo vệ tốt. Chúng quá hung hãn và thành ra ít nghe lời chủ nhân. Chúng cần được nhốt kỹ khi bạn có khách vì chúng có thể tấn công không báo trước. Con chó bảo vệ tốt là con biết nghe lời chủ, đặc biệt là nó còn phải hiểu được khi nào cần hành động theo đúng lệnh ban ra, khi nào thì hành động theo nhận định riêng của chúng.

Sau khi bạn đã quyết định rằng chó bố mẹ đạt được những yêu cầu đặt ra, bước tiếp theo là chọn cho bạn một chú cún tốt nhất trong đàn. Cần phải chắc chắn rằng cún con có thể nghe tốt, nhìn tốt và đi lại vận động bình thường. Hãy thử vỗ tay, huýt sáo, rón rén tiến lại gần và bất thình lình hét lên và quan sát. Cún có hoảng sợ quá không? Hãy khua tay trước mắt cún, đưa lại gần, rồi ra xa xem nó có run sợ không? Nếu chúng run sợ (mà lại không bị chủ đánh bao giờ) thì không nên chọn. Hãy tiếp tục xem nó có đi theo bạn không khi bạn kéo nhẹ xích cổ? Hãy thử gọi xem cún có chạy lại với bạn không? Tóm lại là hãy quan sát xem sự linh hoạt và nhanh nhẹn của cún. Hãy nhìn vào mắt nó để khẳng định rằng mắt cún trong (không mờ) và không chảy lệ. Hãy xem tai cún, nó phải sạch, không có dử và mùi. Hãy quan sát xem hậu môn cún có giun hay không.

Tóm lại, việc kiểm tra đối với cún là thỏa mãn các yêu cầu do bạn đặt ra. Nếu như bạn cần có một chú chó bảo vệ/trông nhà tốt thì việc kiểm tra là thiết yếu để khẳng định tính cách cũng như khả năng của nó. Nếu như bạn chỉ cần một con chó để làm người bạn thân thiện trong gia đình thì có thể hạ thấp yêu cầu trong các test lựa chọn. Tuy nhiên dù sao thì bạn cũng cần kiểm tra rất kỹ lưỡng tình trạng sức khỏe của cún. Một vài tiếng bạn bỏ ra để kiểm tra cún có thể sẽ tiết kiệm cho bạn hàng tháng trời để giải quyết các vấn đề có thể xảy ra sau này.