Em bé và bạn cún chơi đùa cùng nhau

Có người bạn như thế này cho em bé nhà bạn thì thích quá phải không nào? :D

Em bé cười không ngớt, còn cún yêu thì cũng được chạy nhảy, chơi đùa thỏa thích chứ không phải nằm buồn tiu nghỉu.

Clip được chia sẻ từ trang Amazing Places.


Giống chó Pug

Giống chó Pug là loại chó rất có cá tính, mặc dù chúng có kích thước khiêm tốn. Sống động, ồn ào, rất trung thành và tình cảm, luôn vui vẻ và thường là có khuynh hướng hài lòng với sự việc xung quanh là cá tính điển hình của giống chó này. Rất hiếu động và đáng yêu, thông minh nhưng cũng rất ranh mãnh, đôi lúc chúng cũng tỏ ra khá bướng bỉnh.



Nguồn gốc của chó pug

Hiện nay nguồn gốc của chó pug vẫn chưa được đưa ra một cách chính xác. Nhưng có nhiều giả thuyết cho rằng chó Pug có nguồn gốc từ vùng Viễn Đông, được du nhập bởi các nhà lái buôn Hà lan. Họ cũng cho rằng có thể đây là một nhánh của giống chó Bắc Kinh lông ngắn. Tuy vậy có ý kiến khác cho rằng chó Pug là kết quả của việc lai tạo giống chó Bulldog bé.

Giống chó pug nhỏ bé này được đưa sang mỹ nhân giống và lai tạo, cho đến năm 1885, liên đoàn chó của mỹ đã chính thức công nhận loại chó này.

Đặc điểm của chó pug

Chó pug có đặc điểm thân hình chắc lẳn, gọn gàng. Cơ thể của loài chó này được coi là cân đối nếu chiều cao tính đến vai gần tương đương với chiều dài từ vai đến hết mông. Chó pug chuẩn có hình dáng giống quả lê, phần vai rông hơn phần hông. Bộ lông ngắn, mềm mại, dễ chải có mầu nâu, trắng, vện và trộn lẫn giữa chúng. Da chúng mềm mại, tạo cảm giác dễ chịu khi vuốt ve. Chó pug có đôi mắt tròn lồi màu sẫm và hàm dưới hơi trề ra rất ngộ. Đuôi thẳng hoặc xoắn.

Tính cách của chó pug

Giống chó Pug là loại chó rất có cá tính, mặc dù chúng có kích thước khiêm tốn. Sống động, ồn ào, rất trung thành và tình cảm, luôn vui vẻ và thường là có khuynh hướng hài lòng với sự việc xung quanh là cá tính điển hình của giống chó này. Rất hiếu động và đáng yêu, thông minh nhưng cũng rất ranh mãnh, đôi lúc chúng cũng tỏ ra khá bướng bỉnh.
    • Là loài chó thông minh, dễ dàng thực hiện được các bài tập trong chương trình huấn luyện, nhanh chóng học hỏi được các kỹ năng cần thiết.

    • Chó Pug rất nhạy cảm với thái độ và cao độ giọng của bạn khi ra lệnh, vì thế không nên quát mắng chúng khi không cần thiết.

    • Không dễ bị kích động, nhưng cũng không phải là giống chó ù lì, chậm chạp, chó Pug rất thích hợp cho công việc trông nhà, rất tận tuỵ và không hay sủa vặt.

    • Dễ hoà đồng với các loại chó và súc vật nuôi khác.

    • Một trong những ưu điểm của Pug là thái độ rất thiện chí của chúng đối với trẻ nhỏ và khách.
*Một điều cần ghi nhớ đối với chủ nhân của loài chó này là chúng rất cần sự quan tâm của họ, và dễ trở nên ghen tỵ nếu chủ nhân không để ý đến chúng.

Điều kiện sống của chó pug

  • Thích hợp để nuôi trong từng căn hộ.

  • Ưa thời tiết ấm áp, khó chịu với thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh.

  • Chó pug có xu hướng bị dị ứng và bệnh đường hô hấp do mũi quá ngắn (nhất là trong trường hợp phòng không thông thoáng).

  • Thường hay bị chảy nước mắt.

  • Không thuộc loại dễ và mắn đẻ.

  • Khi ngủ có thể ngáy.

Nhìn chung chó pug là loại chó dễ nuôi. Không nên cho chúng ăn quá nhiều vì sẽ dẫn đến béo phì và ảnh hưởng đến tuổi thọ.

Các bệnh đường hô hấp thường gặp trên chó

Mùa đông tới, hãy giúp những người bạn nhỏ tránh những bệnh thường gặp dưới đây nhé!


1. Viêm phế quản

Bệnh viêm phế quản là bệnh viêm niêm mạc đường hô hấp, viêm phế quản hay phế quản nhỏ sau đó đến viêm khí quản. Nặng hơn dẫn đến viêm phổi. Bệnh hay xảy ra ở chó khi thời tiết thay đổi từ ấm áp sang lạnh ẩm, thường từ cuối thu sang đông và đến đầu mùa xuân.

Nguyên nhân
  • Do bị nhiễm cùng 1 lúc 1 số loại vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp như: Liên cầu (Streptococcus), Tụ Cầu (Staphylycoccus aureus), Klebsiella pneumoniae, Bordetella pronchiseptica...

  • Thường do kế phát của 1 số bệnh nhiễm trùng như Carê, viêm ruột, bệnh ký sinh trùng.

  • Do thời tiết và vệ sinh môi trường, hít phải khói bụi, hóa chất gây kích thích đường hô hấp.

  • Do thức ăn, nước uống sặc xuống đường hô hấp.
Triệu chứng: Do chất kích thích vào đường hô hấp, tác động đến dây thần kinh gây ho và nếu tác động lâu sẽ sinh viêm, niêm mạc sưng do viêm hoặc sung huyết sẽ gây hẹp đường hô hấp, các chất phân tiết bịt kín đường thông khí làm cho khó thở. Những biểu hiện đặc trưng nhất là:
  • Con vật bị ho, khó thở, nhất là vào buổi sáng, lúc đầu ho khan sau trở thành ho ướt và kéo dài.

  • Thở khò khè, có tiếng ran, chảy nước mắt, nước mũi liên tục.

  • Có thể kèm theo sốt: 39,5 - 40,5 độ C

  • Viêm phế quản mãn tính thường không sốt nhưng ho kéo dài, có lúc ho ra đờm đặc nhầy.
Phòng và trị bệnh

Phòng bệnh
  • Nơi ở của chó phải luôn vệ sinh sạch sẽ, ăn uống đủ chất, chỗ nằm phải đảm bảo ấm mùa đông, thoáng mùa hè.

  • Tiêm vacxin phòng bệnh cho chó định kỳ các loại sau: dại, carê, viêm gan truyền nhiễm, ho của chó,.. để không nhiễm các bệnh truyền nhiễm khác, trên cơ sở đó có khả năng đề kháng bệnh về hô hấp.
Điều trị
  • Dùng kháng sinh diệt nguyên nhân gây bệnh: có thể dùng Penicillin, Gentamycin, Streptomycin...

  • Thuốc chữa triệu chứng: Ephedrin, Dimedron

  • Thuốc bổ trợ: Vitamin C, Vitamin B1, Cafein 5%, dung dịch Glucose 30%...

  • Hộ lý: Tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng tốt.

  • Bệnh ho hấp cần phát hiện sớm để điều trị kịp thời

2. Viêm phổi

Thường là kế phát của viêm phế quản hay do bội nhiễm từ các bệnh truyền nhiễm khác như bệnh carê; viêm phế khí quản truyền nhiễm ở chó, mèo.

Nguyên nhân
  • Thường do nhiễm virut đường hô hấp, sau đó là kế nhiễm vi khuẩn như các loại vi khuẩn: Pneumococcus, Streptococcus, Klebsiella, Bordesella…

  • Do một số loại ấu trùng của ký sinh trùng ở phế quản như Filaroides, Actustrongylus, Paragonimus cũng gây viêm phổi.

  • Do một số nấm như Asperrgillus, Histoplasnia.

  • Lúc đầu do tác động của virut xâm nhập qua đường hô hấp gây viêm vách phế quản nhỏ, sau lan đến nhu mô phổi hoặc có thể qua đường tuần hoàn làm cho tổ chức phổi yếu đi. Trên cơ sở đó các vi khuẩn có sẵn ở đường hô hấp sẽ phát triển và gây bệnh viêm phổi, nặng hơn gây hoại thư hoặc sinh mủ trong tổ chức phổi.
Triệu chứng
  • Thoạt đầu mới nhiễm bệnh, con vật mệt mỏi, uể oải, bỏ ăn, sốt cao, niêm mạc đỏ.

  • Tuy ít ho nhưng khó khăn, đau đớn, cơn ho khạc cũng tăng dần lên ngày một nặng, cơn ho xảy ra nhiều vào ban đêm và sáng sớm.

  • Thở khó, con vật nằm một chỗ, yếu, cố thở nhanh và nông, biểu hiện thiếu oxy trong máu nên niêm mạc mắt, miệng đỏ xẫm, sung huyết, sau tím tái.

  • Nếu không điều trị kịp thời, con vật sẽ chết sau vài ngày vì khó thở và suy kiệt.
Phòng và trị bệnh

Phòng bệnh
  • Phát hiện sớm vật bị bệnh (ho và thở khó) để điều trị và cách lý kịp thời.

  • Thực hiện vệ sinh thú y và vệ sinh môi trường, giữ nơi ở khô sạch, thoáng mùa hè, kín ẩm vào mùa đông, phân rác phải dọn hàng ngày cho vào hố tiêu độc.

  • Định kỳ tẩy uế nơi ở của chó, mèo và dụng cụ phục vụ nuôi dưỡng bằng Chloramin B 0,5% trong 10 phút, Cresyl 1-2%, hoặc nước vôi 10%. Hay có thể dùng ND.Iodine (thành phần gồm PVP Iodine, Kalium iodine), sát trùng tiêu độc chuồng nuôi và môi trường xung quanh.

  • Chăm sóc và nuôi dưỡng tích cực, định kỳ tiêm phòng các loại vacxin phòng bệnh cho chó, mèo: carê, Parvovirut, dại, viêm gan truyền nhiễm, Lepto… và định kỳ tẩy giun sán, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Điều trị bệnh: Cũng theo nguyên tắc chung: Penicilin G,Streptomycin, Kanamycin, Erythromcycin (thuốc có hiệu lực cao với bệnh viêm phổi nhưng có thể gây một số tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, nôn mửa). Theo kinh nghiệm của các nhà điều trị: Nên phối hợp kháng sinh tiêm với Trimazon (Bisepton) cho chó, mèo uống với liều 40mg/kg thể trọng/ngày. Kết quả chữa bệnh sẽ tốt hơn.

Điều trị triệu chứng: Ephedrin, Dimedron.

Hộ lý: Chăm sóc và nuôi dưỡng chu đáo.

3. Viêm màng phổi (Tích nước)

Nguyên nhân
  • Do ảnh hưởng điều kiện ngoại cảnh làm cơ thể suy yếu: Do lạnh, quá trình vận chuyển…

  • Do kế phát của các bệnh đường hô hấp khác (ở chó thường là kế phát bệnh lao hoặc bệnh Streptotrichosis).
Triệu chứng

Thể cấp tính
  • Chó, mèo bệnh biểu hiện đau ngực, chó lùi lại, rên khi có vật ấn vào khe xương sườn.

  • Hô hấp nông và thở bụng.

  • Nghe lồng ngực bằng ống nghe thấy có tiếng cọ sát nhẹ, đôi khi như tiếng gãy soàn soạt hay răng rắc, nếu thể tích chất lỏng nhiều trong xoang ngực thì không nghe thấy tiếng cọ sát nữa và giữa các lớp phổi cũng tách ra.

  • Thân nhiệt tăng. Nhiệt độ chỉ giảm khi rút được nước trong phổi ra.

  • Chó, mèo bệnh thường nằm cho dễ thở và cho tim hoạt động dễ hơn.

  • Ăn kém, gầy nhanh, mệt mỏi, phờ phạc, uể oải, kém hoạt động.
Thể mãn tính: Màng phổi dầy ra, nghe lồng ngực bằng ống nghe không thấy tiếng gõ và tiếng cọ sát.

Phòng và trị bệnh

Phòng bệnh
  • Khi bị bệnh đường hô hấp như lao, viêm phế quản phổi, cần thiết phải chữa sớm và triệt để.

  • Giữ ẩm mùa đông, vệ sinh ăn uống sạch sẽ ...

  • Bổ sung thuốc bổ, vitamin cho chó, mèo để tăng sức đề kháng, phòng viêm nhiễm các bệnh khác.
Điều trị bệnh
  • Cho vật bệnh nằm ở nơi sạch, sẽ, ấm, kín gió.

  • Có thể làm bớt cơn đau ngực bằng cách đắp khăn lạnh.

  • Chọn hút lấy bớt nước ở phổi ra đối với chó bằng cách dùng 1 Trocard hay 1 kim tiêm.

  • Tiêm kháng sinh cho chó mèo: Dùng một trong các loại sau: Penicilin G (có thể kết hợp uống Bisepton), Lincomycin 10%.

  • Kết hợp các thuốc bổ trợ: An thần, giảm sốt giảm đau, Vitamin B1, C, B.complex...
Nguồn: "Bệnh thường gặp ở chó mèo và cách phòng trị", TS Vương Đức Chất - TS Lê Thị Tài, NXB Nông nghiệp.

Bổ sung canxi & 9 yếu tố bạn nên biết để chó khỏe mạnh

Bổ sung canxi cho chó một cách đầy đủ và khoa học là một trọng những vấn đề được nhiều người nuôi chó quan tâm. Nhưng cho chó uống canxi như thế nào mới tốt và khoa học? Chó cần bổ sung và cung cấp canxi ở từng giai đoạn sẽ khác nhau nên chúng ta cần phải hiểu rõ những đặc tính sinh lý của chó. Để chó phát triển toàn diện và khỏe mạnh, bạn nên tìm hiểu kỹ hơn vấn đề này.


1) Tại sao phải cho chó uống bổ sung thêm canxi?

Khi chúng ta nuôi chó thì trong lượng thức ăn hàng ngày cung cấp cho nó đã có sẵn một lượng can xi nhất định (có sẵn trong các loại thực phẩm)

Tuy nhiên lượng canxi này rất ít và chưa đủ để cung cấp cho con chó của bạn.

Nhu cầu về can xi của loài chó nói chung gấp 4 lần của con người. Vì thế ngoài lượng canxi có trong thực phẩm hàng ngày thì ta phải cung cấp bổ sung canxi để đáp ứng đủ nhu cầu cho chó đặc biệt là đối với một số loại chó giống to như chó Becgie, chó Pitbull hoặc chó Alaska... Bổ sung ở đây không có nghĩa là bổ sung mỗi thuốc canxi.

2) Các nguồn cung cấp bổ sung canxi cho chó chủ yếu

Thực phẩm tự nhiên
Các loại thực phẩm chủ yếu giúp bổ sung canxi cho chó là cua đồng, tôm, cá nhỏ, vỏ trứng, vỏ ốc, các loại xương…

Tuy nhiên để sử dụng được các loại thực phẩm này đòi hỏi người nuôi phải hiểu rất rõ về chó của mình, khả năng tiêu hoá các loại thức ăn lạ, có thời gian tập luyện làm quen…

Và lưu ý, khi cho ăn các loại thức ăn này phải xay nhỏ, mịn để chó dễ tiêu hoá, dễ hấp thụ; đồng thời nên trộn thêm men tiêu hoá khi cho ăn vì đây là những thực phẩm giàu đạm.

Thuốc canxi
Hiện nay, trên thị trường có bán một số loại thuốc can xi (dạng nước, viên nén) giúp bổ sung Canxi cho chó. Các loại thuốc này đều là dạng muối can-clorua chứa ion Ca2+ khi vào cơ thể dễ được hấp thụ để cấu tạo nên hệ xương.

Ngoài các loại viên dạng nén mua ở các cửa hàng dành cho thú cưng thì có thể sử dụng các loại viên Canxi dành cho người ở các cửa hàng thuốc tây (các loại viên Canxi do công ty dược trong nước sản xuất mua lẻ khoảng 2.000-8.000 đồng/vỉ 10 viên nén).

Các loại thuốc nước thường được dùng để cấp cứu những con chó bị co giật do bị thiếu hụt canxi trong máu và phải tiêm vào ven (nếu tiêm bắp sẽ gây hoại tử, thối thịt).

Ngoài ra có thể mua thuốc Canxi ở các cửa hàng thuốc thu y (canxi dùng trong thú y) và loại Canxi này ở dạng bột.

Lưu ý: Phải mua viên canxi + D (vitamin D) thì chó mới dễ hấp thụ. Vitamin D như 1 chất xúc tác để cơ thể của chó hấp thu canxi. Hoặc phải cho tắm nắng hằng ngày để cơ thể chó tổng hợp và tiếp nhận Vitamin D.

Sữa
Ngoài các chất Dinh dưỡng, sữa có chứa hàm lượng canxi khá lớn và dễ hấp thụ khi vào cơ thể. Sữa là nguồn cung cấp Canxi chủ yếu cho chó từ lúc sơ sinh đến khi tách mẹ. Vì vậy sữa là nguồn cung cấp bổ sung Canxi cho chó hàng ngày quan trọng nhất, không nên loại bỏ sữa ra khỏi thực đơn hàng ngày của chó, nhất là chócon.

Thức ăn viên
Trong các loại thức ăn viên luôn có sẵn một lượng canxi nhất định để cung cấp bổ sung canxi cho chó theo từng giai đoạn.

3) Cách sử dụng thuốc bổ sung canxi cho chó

Cách tốt nhất để bổ sung canxi cho chó là hoà viên canxi vào sữa cho đến khi canxi tan hết thành bột rồi cho uống. Nếu không có thể trộn lẫn canxi với thức ăn hàng ngày rồi cho chó ăn nhưng cần phải đảm bảo chúng ăn hết lượng Canxi và thức ăn đó.

Bên cạnh đó để chó hấp thụ được hết lượng can xi đưa vào cơ thể thì chế độ vận động hàng ngày và cho tắm nắng thường xuyên khoảng 20 phút vào buổi sáng là rất quan trọng. Nếu không cho vận động và tắm nắng hàng ngày thì việc bổ sung Canxi cho chó như trên là lãng phí, không có hiệu quả.

4) Nhu cầu về canxi của chó qua các giai đoạn phát triển

Giai đoạn sơ sinh đến 2 tháng tuổi
Giai đoạn này không cần bổ sung Canxi cho chó bên ngoài mà chủ yếu cho chó con bú đủ sữa mẹ và lượng sữa cung cấp thêm.

Giai đoạn từ 2 đến 4 tháng tuổi
Giai đoạn này nên cung cấp bổ sung canxi cho chó theo liều lượng mà nhà sản xuất khuyến cáo trên bao bì (ví dụ: 1 viên cho 10Kg thể trọng). Cách sử dụng như đã nói ở trên.

Giai đoạn từ 4 đến 9 tháng tuổi
Giai đoạn này chó sẽ phát triển, lớn rất nhanh, có thể thay đổi hàng ngày một cách rõ rệt; do đó nhu cầu về canxi càng tăng cao. Nếu giai đoạn này cho ăn theo liều lượng như khuyến cáo là không đủ là cần cho ăn nhiều hơn liều lượng khoảng (20 – 30)%. Đi cùng với việc cung cấp bổ sung Canxi cho chó tăng là cường độ vận động hàng ngày cũng cần tăng dần (tăng cự li vận động nhưng tốc độ chậm)

Giai đoạn từ 9 đến 12 tháng tuổi
Giai đoạn này chó sẽ phát triển chậm lại, tốc độ lớn không còn như ở giai đoạn trước. Giai đoạn này ta có thể cung cấp bổ sung canxi cho chó như theo khuyến cáo trên bao bì nhưng lượng sữa cung cấp cho nó hàng ngày cần phải tăng dần đến mức có thể. Đây là giai đoạn con chó bắt đầu phát triển bề ngang, cơ thể không cao lên nhiều nhưng xương sẽ to dần ra. Vì thế cung cấp bổ sung canxi cho chó có trong sữa là hợp lí nhất.

Giai đoạn từ 12 đến 24 tháng tuổi
Giai đoạn này chó nói chung lớn chậm, cơ thể sẽ cao hơn lúc 1 tuổi khoảng vài centimet và chủ yếu phát triển bề ngang, cơ bắp. Để phát triển cơ bắp thì nhu cầu bổ sung canxi cho chó là một yếu tố rất quan trọng vì nó giúp hình thành các bó cơ, gân cơ. Nếu thiếu can xi giai đoạn này thì ngoài những bệnh thường thấy, chó sẽ có hiện tượng hoạt động nhanh mệt mỏi, xuống sức. Chính vì thế giai đoạn này vẫn cần cung cấp lượng Canxi cho chó theo liều dùng như ghi trên bao bì và lượng sữa nên giữ ổn định như ở giai đoạn từ 9 đến 12 tháng.

Khi tuổi của chó lớn hơn 24 tháng
Giai đoạn này chó không còn lớn nữa, hệ xương đã phát triển hết cỡ. Việc cung cấp và bổ sung canxi cho chó duy trì theo mức ổn định theo liều lượng của loại thuốc Canxi đang dùng và lượng sữa nên giữ ổn định như giai đoạn trước (hoặc tuỳ theo khả năng tài chính của chủ nuôi nhưng không nên bỏ hẳn). Giai đoạn này trở đi thì chó chủ yếu phát triển cơ bắp vì thế không nên bỏ cung cấp và bổ sung canxi cho chó, như thế cũng là để tránh cho nó bị loãng xương, dòn xương sau này.

5) Tác dụng phụ khi bổ sung thuốc canxi cho chó

Khi bổ sung canxi cho chó sẽ thấy chó đi tiểu ra nước vàng hoặc hơi đỏ là do khi vào cơ thể canxi gây nóng bên trong làm nước tiểu vàng. Đó là hiện tượng bình thường. Bạn có thể khắc phục hiện tượng này bằng cách: cho chó uống nhiều nước, bổ sung thêm vitamin C làm mát cơ thể hoặc cho ăn một số thực phẩm lợi tiểu.

6) Nhược điểm khi cho chó uống canxi

Bạn nên hiểu rằng Canxi là con dao 2 lưỡi, dù nó tốt trong những giai đoạn cần thiết nhưng đôi khi nó lại phản tác dụng và gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc cho chú chó nhà bạn:

Bên cạnh những yếu tố ưu việt của Canxi kể trên, nó còn có vô số nhược điểm; để thiếu Canxi cũng nguy hiểm nhưng để dư Canxi càng nguy hiểm: Cho quá nhiều Canxi sẽ làm chó bị: hệ thần kinh trung ương phản ứng chậm chạp, táo bón, nóng gan, hệ tiêu hoá hoạt động kém => mất cảm giác thèm ăn => biếng ăn => suy nhược về mặt dinh dưỡng.
Canxi và phốt pho là 2 khoáng chất chứa nhiều trong xương. Chúng được kết hợp mạnh mẽ và chặt chẽ với nhau để tạo nên khung hay cấu trúc xương của cơ thể. Vì thế khi uống canxi, phải kèm theo phốt pho, mới tạo nên tế bào xương chắc khoẻ.

7) Những trường hợp nên bổ sung canxi cho chó

  • Chó còi, chậm lớn

  • Chó đang nuôi con hoặc chó mới sinh sản mà bị bại liệt trước và sau khi sinh

  • Chó bị yếu chân

  • Mất cân đối về dinh dưỡng, thiếu canxi

8) Các trao đổi thêm về vấn đề bổ sung canxi cho chó

Không nên dùng thuốc Canxi nếu chó phát triển bình thường.

Lưu ý là thể trạng mỗi con cũng khác nhau nên cần điều chỉnh như thế nào là đủ. Thức ăn tự nhiên, thức ăn khô và sữa là tốt nhất, hạn chế thuốc.

9) Tại sao dùng sữa thay cho thuốc canxi?

Sữa giúp việc bổ sung canxi cho chó rất hiệu quả

Mọi loại động vật đang lớn đều cần sữa, sữa là dạng dinh dưỡng lành mạnh và dễ hấp thụ nhất đối với mọi cơ thể non bé, bất cứ con chó nào (từ chó non, đến chó già, ngoại trừ chó gần chết) đều mê sữa.

Khi chế biến sữa, các hãng lớn đã nghiên cứu các chất ở tỷ lệ tốt nhất để cơ thể hấp thụ tốt nhất. Vì thế, bạn không chỉ bổ sung riêng canxi mà còn bổ sung 1 đống thứ khác cần thiết cho việc tăng trưởng của chó bạn, tiêu chuẩn chất lượng là dành cho con người, nên ta yên tâm hơn.

Tuy nhiên, lưu ý thêm:
  • Hệ tiêu hoá của chó ko có enzyme thích hợp (Lactose enzyme) để hấp thu và tiêu hoá tốt sữa bò.

  • Khi lượng Lactose trong sữa quá cao có thể gây cho chó bệnh ỉa chảy và đầy hơi (4.5% lactose trong sữa bò – So với 3% lactose trong sữa chó mẹ)

  • Nên cho uống sữa dê: Nếu sữa tươi là chọn lựa duy nhất, nên cho chó uống sữa dê vì sữa dê dễ hấp thụ và dễ tiêu hoá hơn sữa bò.

  • Sữa tốt cho động vật nói chung, nó rất tốt cho người. Nhưng người và chó có nhu cầu Canxi khác nhau, chưa kể thể trạng từng con chó cũng khác nhau nên việc hấp thụ Canxi của từng con chó cũng khác nhau, cùng 1 liều lượng nhưng có con thiếu (hấp thụ kém), có con đủ và cũng có con thừa (cơ thể hấp thụ quá tốt)

Vậy vấn đề ở đây là làm sao biết con chó của mình đang thiếu – đủ - hay thừa canxi?

Đương nhiên không thể chờ cho đến khi chó bị hạ bàn, tai chó không dựng được mới xác định là thiếu; cũng không thể chờ đến khi hệ thần kinh trung ương phản ứng chậm chạp … mới cho là thừa.

Biện pháp giúp chó không bị thiếu canxi:
  • Không bao giờ cho chó ăn quá no.

  • Luôn được vận động dưới ánh sáng tự nhiên kể cả khi trời không nắng vẫn đưa ra ngoài ánh sáng. Chỉ có ánh sáng tự nhiên mới làm cho cơ thể hấp thu được can-xi từ thức ăn, nước uống.

  • Nguồn Canxi trong thức ăn tự nhiên: cổ gà, xương hầm nhừ...

Những điều trên giải thích vì sao Những con chó ta của các ông bà nông dân được sống tự do, hạnh phúc nhất, chúng không bao giờ thiếu canxi, còi cọc hoặc sập chân, hạ bàn.

Chính vì thế, ngay bây giờ bạn sẽ là người quyết định đên số phận của chú chó nhà mình, xấu hay đẹp, khỏe mạnh hay ốm yếu một phần rất lớn là phụ thuộc vào cách bạn chăm sóc chó hằng ngày, chế độ dinh dưỡng hợp lý. Và một vấn đề chúng ta đang bàn đến ở đây đó là cần bổ sung canxi cho chó một cách đầy đủ. Chúc các bạn may mắn và thành công!

10 thực phẩm nguy hiểm cần tránh cho chó cưng ăn

Một số thực phẩm quen thuộc và tốt cho con người nhưng lại không dành cho chó. Những thực phẩm này có thể gây nguy hiểm hay thậm chí gây tử vong cho con chó cưng của bạn. Cùng tìm hiểu những thực phẩm nguy hiểm cần tránh cho chó cưng ăn để tránh dẫn đến hậu quả đáng tiếc.



Tỏi và hành tây
Tỏi và hành tây là gia vị thường xuyên được sử dụng trong những món ăn của con người để thêm hương vị và thậm chí là rất tốt cho sức khỏe, nhưng chó của bạn sẽ gặp vấn đề về tiêu hóa khi ăn phải chúng. Bạn cũng nên tránh cho chó ăn những thực phẩm chứa nhiều hương liệu. Khi chúng ăn phải quá nhiều những loại đó sẽ có những biểu hiện của chứng biếng ăn và nước tiểu sẽ có màu cam hoặc đỏ sẫm.

Sô-cô-la
Sô-cô-la là thực phẩm ngọt ngào mà chó có thể cũng sẽ ưa thích, nhưng chất caffein có trong sô-cô-la có thể giết chết vật nuôi của bạn. Sô-cô-la càng nguyên chất thì lại càng nguy hiểm, có thể dẫn đến tình trạng đau bụng, nôn mửa ở vật nuôi. Thậm chí nếu tiêu thụ với số lượng lớn có thể dẫn đến co giật và tử vong.

Quả bơ
Gần như tất cả bộ phận của cây bơ đều là chất độc đối với động vật, bao gồm cả quả. Những độc tốt trong thịt và vỏ của quả bơ không phải là mối nguy hiểm duy nhất, nếu nuốt phải hạt bơ thì có thể dẫn đến tắc nghẽn đường ruột và khiến chó của bạn nghẹt thở.

Xylitol
Xylitol là thành phần có mặt tỏng kẹo cao su không đường. Các chất làm ngọt nhân tạo có thể vô hại với con người, tuy nhiên nếu cho chó ăn, lượng đường trong máu của nó sẽ bị giảm mạnh, dẫn đến co giật. Nếu cho chó ăn một lượng lớn xylitol có thể dẫn đến vấn đề suy gan nghiêm trọng.

Thịt gà
Gia cầm không phải là mối nguy hại cho chó nhưng xương của chúng có thể khiến đường ruột và dạ dày của chó bị tổn thương. Thịt gà khi đã nấu chín thì xương gà lại là vũ khí nguy hiểm. Nếu nghi ngờ chó của bạn có biểu hiện khó thở, mệt mỏi, hãy dẫn chúng đến bác sỹ thú y nhé.

Thực phẩm mốc
Bạn thường quăng cho chó bất cứ thứ gì mà ngay cả bạn cũng không ăn được nữa. Nhưng thực phẩm bị lên mốc có chứa những độc tố rất nguy hiểm cho chó.

Lõi ngô
Lõi ngô có vẻ như một thứ vô hại để cho chó gặm, nhưng nó có thể gây tử vong nếu con chó của bạn nuốt phải dẫn đến tình trạng gây tắc nghẽn đường ruột, có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.

Cá hồi sống
Cá hồi được nấu chín rất tốt, nhưng cá hồi sống có thể gây ra SPD (bệnh ngộ độc cá hồi). Các triệu chứng phổ biến nhất bao gồm sốt cao khoảng một tuần sau khi ăn cá, tiếp theo là ói mửa và tiêu chảy.

Gan động vật
Bạn có thể cho chó ăn một lượng nhỏ gan động vật nấu chín, nhưng hãy cẩn thận khi cho chó ăn quá nhiều. Bởi gan chứa một lượng cao vitamin A có thể gây độc cho động vật. Dư thừa vitamin A có thể gây biến dạng xương, biếng ăn và thậm chí tử vong trong một số trường hợp.

Bài diễn văn hay nhất về sự trung thành của loài chó

Diễn văn của luật sư Georges Graham Vest tại một phiên tòa xử vụ kiện người hàng xóm làm chết con chó của thân chủ, được phóng viên William Saller của The New York Times bình chọn là hay nhất trong tất cả các bài diễn văn, lời tựa trên thế giới trong khoảng 100 năm qua.



Thưa quý ngài hội thẩm,

Người bạn tốt nhất mà con người có được trên thế giới này có thể một ngày nào đó hoá ra kẻ thù quay lại chống lại ta. Con cái mà ta nuôi dưỡng với tình yêu thương hết mực rồi có thể là một lũ vô ơn.

Những người gần gũi thân thiết ta nhất, những người ta gửi gắm hạnh phúc và danh dự có thể trở thành kẻ phản bội, phụ bạc lòng tin cậy và sự trung thành. Tiền bạc mà con người có được, rồi sẽ mất đi. Nó mất đi đúng vào lúc ta cần đến nó nhất. Tiếng tăm của con người cũng có thể tiêu tan trong phút chốc bởi một hành động một giờ.

Những kẻ phủ phục tôn vinh ta khi ta thành đạt có thể sẽ là những kẻ đầu tiên ném đá vào ta khi ta sa cơ lỡ vận. Duy có một người bạn hoàn toàn không vụ lợi mà con người có được trong thế giới ích kỷ này, người bạn không bao giờ bỏ ta đi, không bao giờ tỏ ra vô ơn hay tráo trở, đó là con chó của ta.

Con chó của ta luôn ở bên cạnh ta trong phú quý cũng như trong lúc bần hàn, khi khoẻ mạnh cũng như lúc ốm đau. Nó ngủ yên trên nền đất lạnh, dù đông cắt da cắt thịt hay bão tuyết lấp vùi, miễn sao được cận kề bên chủ là được.

Nó hôn bàn tay ta dù khi ta không còn thức ăn gì cho nó. Nó liếm vết thương của ta và những trầy xước mà ta hứng chịu khi ta va chạm với cuộc đời tàn bạo này. Nó canh giấc ngủ của ta như thể ta là một ông hoàng dù ta có là một gã ăn mày.

Dù khi ta đã tán gia bại sản, thân bại danh liệt thì vẫn còn con chó trung thành với tình yêu nó dành cho ta như thái dương trên bầu trời. Nếu chẳng may số phận đá ta ra rìa xã hội, không bạn bè, vô gia cư thì con chó trung thành chỉ xin ta một ân huệ là cho nó được đồng hành, cho nó làm kẻ bảo vệ ta trước hiểm nguy, giúp ta chống lại kẻ thù.

Và một khi trò đời hạ màn, thần chết rước linh hồn ta đi để lại thân xác ta trong lòng đất lạnh, thì khi ấy khi tất cả thân bằng quyến thuộc đã phủi tay sau nắm đất cuối cùng và quay đi để sống tiếp cuộc đời của họ.

Thì khi ấy còn bên nấm mồ ta con chó cao thượng của ta nằm gục mõm giữa hai chân trước, đôi mắt ướt buồn vẫn mở ra cảnh giác, trung thành và chân thực ngay cả khi ta đã mất rồi.

7 điều bạn nên làm để thú cưng luôn khỏe mạnh

Bạn là người yêu thích động vật? Làm sao để chú cún con của bạn luôn được khỏe mạnh. Dưới đây là 7 cách giúp cún yêu luôn được khỏe mạnh mà bạn nên tham khảo.



Chó là một trong những loài động vật được con người yêu thích nhiều nhất. Đồng thời nó cũng là loài động vật trung thành với chủ nhất vì vậy bạn nên có trách nhiệm chăm sóc và nuôi dưỡng chúng. Dưới đây là một số cách giúp cho cún yêu luôn được khỏe mạnh

1. Chăm sóc răng của nó
Cũng giống như con người việc đánh răng cho chó là rất quan trọng. Bạn có thể sử dụng kem đánh răng dành cho chó để bảo vệ răng và nướu của chúng. Điều này giúp ngăn chặn sự hình thành và xây dựng các cao răng và khiến nướu của chúng đau đớn, nhiễm trùng. Ngoài ra chó là loài ăn tạp nhiều nên đánh răng giúp chúng bớt hôi miệng hơn nhiều.

2. Chăm sóc lông cho chúng
Để chó yêu nhà bạn luôn sạch sẽ bạn hãy chăm sóc thường xuyên bộ lông cho chúng. Bạn có thể đánh lông ít nhất khoảng 2-3 lần một ngày giúp loại bỏ những sợi lông thiếu sức sống. Bạn chải lông chúng thường xuyên giúp cải thiện lưu thông máy và giúp lông của chúng sáng bóng hơn nhiều

3. Chế độ dinh dưỡng
Bạn hãy chắc chắn rằng bạn đã cung cấp cho chúng một chế độ ăn uống dinh dưỡng cân bằng và hợp lý. Bạn nên sử dụng các loại thực phẩm chứa ít calo. Nếu bạn cho chúng ăn quá nhiều socola, nho khô, bơ...sẽ có thể gây rối loạn tiêu hóa và khiến chúng béo lên đấy. Điều này có thể ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa của chúng

4. Hãy cho chúng đi công viên
Đa phần các chú chó đều rất thích đi chạy nhảy trong công viên. Mỗi ngày bạn có thể cho chúng đi dạo 10-15 phút. Điều này giúp xây dựng cơ bắp của chúng được săn chắc và cung cấp hệ xương mạnh mẽ

5. Cắt móng cho chó và làm sạch đôi tai của nó
Việc cắt móng cho chó là điều rất khó khăn. Bạn chỉ cần cắt bớt đi một phần màu trắng không cắt quá sâu vào bàn chân của nó vì có thể khiến chúng bị chảy máu. Đồng thời bạn luôn giữ cho đôi tai của chúng sạch sẽ bằng cách dùng khăn ẩm lau tai cho chúng

6. Tránh tiếp xúc quá nhiều ánh nắng mặt trời
Ánh nắng mặt trời có thể gây tình trạng mất nước thậm chí có thể dẫn tới chúng bị cháy nắng. Do vậy hãy bảo vệ vật nuôi của bạn từ các bằng cách giảm tiếp xúc của nó với tia nắng mặt trời. Dưới ánh nắng mặt trời và dưới sức nhựa đường có thể khiến bàn chân của chúng sưng tấy lên

7. Hãy cho chó đi tiêm chủng đúng thời hạn
Đây là một trong những cách quan trọng nhất giúp cho chú chó của bạn khỏe mạnh. Bạn phải đảm bảo rằng nó được vắc-xin đầu tiên của mình vào đúng thời điểm. Tiêm chủng tiếp theo nên được theo dõi thường xuyên theo hướng dẫn của bác sĩ thú y của bạn.